ĐANG KHUYẾN MẠI 26% - CÒN 2 NGÀY

KHỞI NGHIỆP BUÔN ĐỒ SECOND HAND

 

PHÂN BIỆT HÀNG CHỌN/THANH LÝ SIÊU THỊ khác với HÀNG THÙNG (hàng SI) như thế nào?

Buôn bán, trước hết phải hiểu rất rõ thứ hàng mình bán từ nguồn gốc ( xuất xứ ở đâu) cho tới đẳng cấp về chất lượng vải , thương hiệu, độ an toàn, gu thời trang.

Tuy cùng là đồ Second-hand , đồ cũ, nhưng hẳn nhiên nó có phân loại thứ bậc khác nhau.

Chúng ta nên hiểu trong giới buôn đồ quần áo cũ có 3 loại khác hẳn nhau về đẳng cấp:

1/ Hàng hiệu CHỌN:
Ở Mỹ hàng này gọi một cái tên là PRE-OWN. Đây là một từ rất chuẩn, ý nói hàng đã có chủ trước kia. Họ không nói là SECOND HAND nha các bạn, vì từ này làm giảm giá trị của món hàng. Pre-own là hàng xếp bậc nhất về đẳng cấp trong thế giới đồ cũ.

Đặc điểm đầu tiên là độ mới của món hàng: nó được đánh giá từ 6/10-7/10-8/10-9/10 trở lên. Tức là còn mới tối thiểu là 60%, đa số 80%-90%. Chủ nhân trước kia rất ít xài hoặc dùng nhưnh giữ gìn cẩn thận nên trông còn như mới, gọi là Mint Condition.
(Mint condition: tiếng Anh là còn gần như mới, không bị rách, không bị dính bẩn dù 1 vết nhỏ, không mất nút mất bất kỳ bộ phận nào, thậm chí còn chưa mặc nhưng đã mất tag hoặc còn nguyên cả tag giá )

Đặc điểm thư hai là hàng này là bán theo cái, cùng lắm là theo lô. Đa số là hàng có hiệu. Có thể hiệu luxury như Chanel hay Gucci, Burberry , Tony Burch …hay hiệu bình dân như H&M, Forever21, American Eagle… Trẻ em thì các hiệu bình dân là The Children Place, Carter’s, Gap…sang hơn chút là Gymboree..

Đặc điểm thứ 3: Là món đồ không qua tay nhiều người trung gian đặc biệt không bị vào các kho bãi xử lý thuốc giặt tẩy công nghiệp.
Nó được mua bán từ chủ cũ trực tiếp sang chủ mới thông qua một cửa hàng gọi Consignment Store, Antique Store hay Boutique shop. Hoặc qua một website trung gian như eBay.com. Ở Mỹ có đủ những website bán đo Preown từ hiệu luxury cao cấp đến đồ thông thường preown như: thredup.comZualala.com

Chính vì không qua tay nhiều người và chọn từng cái còn mới, có hiệu nên đồ hoàn toàn được nâng niu và có giá trị, đẳng cấp khác hẳn so với đồ sida đổ đống.

Đặc điểm thứ 4: Hãy xem cách chủ nhân đối xử vơi hàng Preown và hàng SIDA đổ đống để hiểu về sự khác biệt một trời một vực. Hàng Preown là người sử dụng nó nâng niu và gìn giữ cho gia đình và bản thân họ mặc, giặt sạch sẽ, là ủi phăng phiu, có mùi hương xả vải thơm tho, gấp gọn cho vô tủ, lâu ngày chán không xài nữa thì mang đi bán. Hầu hết những cái bán được là cái còn đẹp, không một tì vết, không quá nhàu nhĩ. Vậy mới gọi là hàng chọn.

2/ Hàng Thanh lý: Tiếng Anh gọi là hàng Overstock, Liquidation.

Hàng này là hàng tồn kho từ các siêu thị như JC Penny, Macy’s… Hầu hết là mới chưa hề sư dụng. Nhưng về độ sang chảnh lại không sánh với hàng Preown được. Vì đã gọi là tồn kho thì chứng tỏ là có vấn đề mới không bán được. Đa số là hàng bị lỗi, hàng bị khách đổi trả, hàng size quá to hoặc quá bé (size dị nhân ) hàng lỗi mốt. Tuy nhiên ở Mỹ do luật bất thành văn là khách hàng được quyền mua về rồi không thích thì được trả lại trong 15-30 ngày. Nên đôi khi hàng hoá chả bị sao, nhưng do cái thú vui shopping vô tội vạ của mấy bà, lúc khuyến mại thì mua cho đã, về mấy hôm không có tiền trả bill lại đem ra trả lại. Thành ra đôi khi mua được hàng Overstock chưa hẳn đã là đồ lỗi, nó vẫn ngon chỉ là đã bị khách return hoặc để tồn kho lâu quá phải bán thanh lý.

Hàng này không sang chảnh là vì tính chất đổ đống của nó. Hầu hết người mua phải mua cả containet hay theo Pallet, không có quyền lựa chọn từng cái để mua. Cho nên rất hên xui. Ngoài ra các hiệu luxury không bao giờ có mặt trong cái đống này. Đa số là các hàng hiệu phổ thông bình dân. Đối với hàng giày dép hay quần áo, quả thực buôn thằng này rất risky, vì đa số là vớ phải hàng không xài được vì size rất kinh dị, kiểu như XXXL hay XXL, hai người Việt chui vô có khi còn lọt cái áo của nó thì bán cho ai?

3/ HÀNG THÙNG: còn gọi là hàng SIDA hay hàng SI

Tiếng Anh gọi là hàng BALE (Bale là Thùng đó)

Trong giới buôn quần áo cũ ở Mỹ, hàng BALE tiêu chuẩn cao nhất là hàng AA hay Premium tức là độ nhàu nhĩ ít nhất, trung bình khoảng 7/10. Hàng grade A thấp hơn xíu nhưng vẫn khá ngon, độ mới trung bình 6/10. Tức là một thùng Grade A hú hoạ có cái rất mới 8/10 tỷ lệ không cao chỉ 6%-10%. Tỷ lệ 60% mới tầm 5/10-6/10, còn lại là mới nhưng kiểu dáng khó ưa, size to. Grade B thì là thứ mà Grade A đã chọn, độ mới trung bình grade B vào khoảng 4/10. Còn lại nhàu nhĩ là Grade C.

Tuy nhiên ở Japan, Korea người ta có thể không phân loại theo độ mới, mà phân loại theo chủ nhân mặc và loại hàng: Nguyên sơ mi Nam, nguyên chân váy nữ, nguyên áo khoác nữ, nguyên áo len nam…mới cũ lẫn lộn…

Nói về hàng SI, dân VN mình thích vì giá rẻ, chỉ 10k-50k vừa túi tiền vì thế lái buôn thường kinh doanh đồ này hơn là hàng số (1) và số (2). Cũng dễ hiểu vì có lẽ 95% dân ta còn nghèo, thu nhập còn thấp, buôn hàng SI quả là dễ bán hơn nhiều. Bán hàng này đôi khi chủ và khách đều vui như kiểu đi đãi vàng..

Buôn hàng Bale phải chấp nhận hên xui như đi mua đất đãi vàng. Có lô thì lãi lớn, vì mua theo kiện chả biết bên trong có gì, về chọn ra bán từng cái, nếu vớ lô tỷ lệ khoảng 40-60% hàng còn 6/10 điểm là trúng mánh rồi. Tức là 10 cái bán được giá ngon 4-6 cái. Cái còn lại bán bỏ cũng vẫn lời. Có lô thì mua về chỉ được 10-20% còn lại làm giẻ lau, kể như lỗ hoặc hoà vốn là may.
Hàng thùng khi đã về tới Vn các bạn biết nó đã qua tay bao nhiêu trung gian? Có thể nói là không đếm xuể. Chủ nhân ban đầu, chúng ta không thể biết là ai, bệnh tật gì không ?? Hàng SI cũng có thứ bậc, phân loại cao thấp của nó đó nha. Gọi là Si nước đầu, SI nước giữa, Si hốt nước cuối. Hoặc Si Nhật, si Hàn, Si Mỹ… Hoặc hàng tuyển và hàng đổ đống….Chi tiết xin đọc bài “Tìm hiểu về hàng SI https://dosityna.com/

Ngày xưa (từ năm 2005 trở về trước), nước ta tràn ngập thứ hàng xấu nhất trong các loại xấu, cũ nhất trong các loại cũ, đó là hàng có nguồn gốc từ việc từ thiện. Các bạn thấy nhan nhản bán ở các chợ HN và SG như Hoàng Hoa Thám, Bàn Cờ, Chợ Bà Chiểu hay một số store rẻ tiền ở Đông Tác HN, hay cả con đường Láng Hòa Lạc trước đây..

Hàng đó dân ta gọi là hàng SIDA. Vì sao có tên nghe kinh vậy, mời đọc bài “Vì sao hàng thùng có tên là SIDA hay SI” của trang https://dosityna.com/ mới post nha các bạn”

Dân buôn đồ SI ngày nay thường bảo nhau, vô phúc nhất là vớ phải kiện từ thiện.

Vì sao vậy?

Đã gọi là từ thiện thì là thứ cho không, bố thí của người ta (ở các nước giàu).
Đồ của họ kể như bán không nổi họ đem đi cho (donation) các hội từ thiện hay nhà thờ, các chỗ như Goodwill. Chỉ có 1 tỷ lệ rất nhỏ nhà giàu hay nhà có trái tim nhân ái dù đồ tốt vẫn đem từ thiện cho . Còn lại đa số người ta không bán được mới đem cho như là một nơi để xả rác.

Dĩ nhiên họ sẽ tống đồ này vào bao tải, thậm chí chẳng thèm giặt sạch, chẳng thèm gấp lại, vo viên vô thùng rồi quẳng cái bụp vào thùng tư thiện.

Các đồ của họ đã không bán được dù chỉ là Garage Sale vì lý do gì? Vì size quá cỡ, vì kiểu dáng kỳ dị, vì dính mực hay vết bẩn khó tẩy, vì chất vải đểu, vì độ nhàu nhĩ sử dụng đã nhiều lần, vì không còn giá trị …

Sau đó các hội từ thiện sẽ làm gì? Sẽ bán cho các công ty có nhà kho hàng nghìn m2 thu gom theo từng container.

Hàng về kho nhà máy sẽ vô hệ thống giặt công nghiệp với hoá chất tẩy rửa khử mùi hôi cực mạnh.
Sau đó các em nó được mang ra phân loại.
Sau đó hàng được nén lại từng kiện (bale), được rao bán qua tay các công ty Trading, Distributor theo container 20 hoặc 40 feet.
Các em được xuống Tàu đi các nước …nghèo. Hàng trước khi về Vn là phải tập kết ở Cambodia, trong các nhà kho ở ngoại ô Phnom Penh đầy khói bụi xập xệ và ẩm thấp.

Sau đó, các tiểu thương mua cả kiện, về phân loại ra một số hàng đẹp ( gọi là nước đầu, mỗi kiện chỉ chọn được chừng 30%) để bày bán ở các shop hay chợ. Các bạn tới một số chợ bên Phnom Penh và cả một số shop hay chợ ở VN đang bày bán hàng này. Số còn lại đi đâu? => Bạn có thể ghé tới cửa hàng https://www.facebook.com/2handcambodia/?ref=bookmarks kho tyna để xem thêm về hàng hóa tại Campuchia ( +85566250568)

Số còn lại gọi là hàng nước 2, người ta lại vơ lại “đóng” thành kiện mới. Mấy em Gà công nghiệp (mới tập tành buôn bán) rất có thể là nạn nhân ôm phải cái mớ này mà tưởng là mua được nguyên kiện từ chính quốc Nhật Hàn như người ta quảng cáo…Rồi về vỡ mộng ôm phải mớ giẻ lau..

Ngày nay, đời sống dân mềnh đã nâng cao thêm một bậc. Sự chịu chi của khách hàng sẽ đi liền với chất lượng hàng SI nhập về, đồ SI giờ có khá hơn. Có cầu ắt có cung. Hàng SI bây giờ không hẳn chỉ là hàng nguồn gốc bố thí nữa, nó được thu mua từ các hiệu đồ cũ mà người ta bán ế…từ Nhật, Mỹ, Úc, Hàn…Của mất tiền mua ắt phải ngon hơn của bố thí là đúng rồi.

Mua được hàng nguyên kiện này là có cơ hội chọn được một số đồ ngon (chất lượng tương tự như hàng số 1 tuy nhiên đừng mơ mộng tới túi LV hay Hermes, chắc là còn hơn đi mò kim cương đáy biển, chứ không phải là không có, hoặc có thì nó cũng mất cái nọ cái chai cho coi, về chủ tiệm luộc lại mà thôi, hoặc là nhàu nhĩ lắm rồi, đừng mơ Mint Condition, tiền nào của ấy mà…).

Đồ ngon này có khi chính các công ty nhập về nó đã cho quân chọn hết rồi, đem bán sỉ cho các store ngay tại Phnom Penh vvvv
Không mấy khi đến lượt dân mềnh đâu (có nhưng rất ít vì giá cao).

Còn lại chủ yếu là nước 2, người ta cũng đem vô máy ép kiện lại, cũng gắn kẽm đàng hoàng như thể chưa khui kiện, và lúc này…. mới đem bán ra đại trà nhá…hầu hết các chợ tại Campuchia hay các lái buôn Việt nam nhà mình là hốt hàng này …Nên nếu muốn mua hàng nguyên loại 1 , uy tín liên hệ công ty Tyna Tại Campuchia để lấy hàng chính gốc , không bóc tách , lựa kiện

+84 978096636 – +84 868966679

error: Website này đăng được bảo vệ bởi DCMA!
 
 
+84 868 966 679

Main Menu